nguyen-nhan-da-u-co-c-a-c-quy-bi-cha-y-va-ca-ch-kha-c-phu-c

Nguyên nhân đầu cọc ắc quy bị cháy và cách khắc phục

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG 06/12/2018

Đầu cọc ắc quy là bộ phận hết sức quan trọng của bình ắc quy. Đây là nơi tiếp điện, truyền tải điện năng để khởi động động cơ và các thiết bị tiêu thụ điện năng trên xe. Nếu không chú ý hoặc bảo dưỡng đúng cách, đầu cọc ắc quy có thể bị cháy và mất khả năng truyền tải điện.

Những nguyên nhân khiến đầu cọc ắc quy bị cháy, hư hỏng

- Nhằm đầu cọc âm - dương: mỗi bình ắc quy đều có hai đầu cọc bình: 1 cọc dương (kí hiệu dấu +, màu đỏ) & 1 cọc âm (kí hiệu dấu -, màu xanh). Nếu đấu nhằm đầu cọc sẽ gây chập cháy, hư hỏng đầu cọc và mất an toàn.

- Trong quá trình thao tác lắp đặt bình ắc quy, bạn lắp đầu bọp quá lỏng lẻo, đai ốc không được siết chặt và cả bình ắc quy không được cố định chắc chắn làm cho ắc quy lỏng lẻo và rung lắc trong quá trình di chuyển. Thêm nữa do quá lỏng nên sự tiếp xúc không được tốt và đảm bảo lên khi ta khởi động sinh ra tia lửa điện lúc ắc quy phóng điện lên làm cho cọc bình bị cháy xém, thậm chí nổ, gãy cọc bình ắc quy.

- Lắp đặt đầu bọp ắc quy không phù hợp: đầu bọp quá to hay quá nhỏ đều gây ảnh hưởng đến đầu cọc bình và có thể trở thành nguyên nhân nhân gây hư hỏng cọc.

- Siết đầu cọc quá chặt: khi thao tác lắp bình ắc quy, nếu siết đầu cọc quá chặt hoặc dùng quá lực dễ gây gãy đầu cọc bình.

Cách khắc phục đầu cọc ắc quy hư hỏng, cháy nổ

Cháy thủng hay nổ cọc bình không khó để khắc phục. Bạn cần nắm vững những kiến thức cần thiết để giải quyết tình huống này để giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó gây ra. Để khắc phục các bạn cần trang bị những kiến thức sau:

- Thường xuyên kiểm tra ắc quy nếu nhận thấy ắc quy và đầu dây dẫn điện với cọc bình lỏng lẻo thì ngay lập tức cần tháo kẹp ra lau chùi các cọc của ắc quy, xiết lại kẹp dây điện cho chắc chắn đảm bảo đúng tiêu chuẩn vừa chặt tới tay thì thôi, không lên vặn quá chặt và quá lỏng.

- Thao tác hết sức cẩn thận tránh để chập cháy giữa hai đầu cọc bình, nếu đầu bọp và ốc bị oxy hóa thì lên thay thế đầu bọc mới. Không gian thao tác chật trội mà khó làm tốt nhất bạn lên dùng băng dính điện quấn đầu còn lại của cà lê lại. Như vậy sẽ không bao giờ có hiện tượng chập hai cọc bình như tình huống mình nêu ở trên.

Lưu ý khi thao tác với đầu cọc ắc quy

+ Sử dụng đúng loại đầu bọp với loại bình công suất nhỏ và to thì đầu bọc đi cùng cũng sẽ như vậy.

+ Không may mà thao tác bị chập thì phải hết sức bình tĩnh để gạt, tách vật dụng làm chập hai cọc bình ắc quy khỏi nhau. Nếu cọc bình bị cháy thì mang ắc quy đến tiệm sửa chửa, bảo dưỡng ắc quy gần nhất để tiến hành hàn lại cọc bình.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN